Khi
có nhu cầu lắp đặt điều hòa, hầu hết chúng ta chỉ quan tâm chọn sao cho được
dòng điều hòa tốt, bền, phù hợp với túi tiền, còn công việc lắp đặt điều hòa chỉ
là thứ yếu. Nhưng chúng ta đâu biết rằng, chỉ một sai lầm nhỏ trong lắp đặt
cũng có thể khiến điều hòa gặp sự cố hỏng hóc và hóa đơn tiền điện tăng mạnh. Vậy
khi lắp đặt điều hòa cần tránh những điều gì, hãy cùng tìm hiểu nhé.
1.
Chọn kích thước, công suất điều hòa
không phù hợp:
Nhiều
người vẫn thường lầm tưởng rằng điều hòa có kích thước và công suất càng lớn
thì khả năng làm mát/sưởi ấm càng nhanh. Điều này dẫn đến việc họ thường chọn
điều hòa có công suất lớn hơn nhiều lần so với công suất làm lạnh/sưởi ấm cần
thiết cho căn phòng của mình. Trên thực tế không phải vậy. Các kĩ sư/ chuyên
gia khi thiết kế lắp đặt điều hòa cho 1 không gian thường căn cứ vào diện tích
phòng để tính toán và lựa chọn điều hòa có công suất phù hợp. Thực tế, cùng 1
hãng và cùng 1 dòng điều hòa, điều hòa có công suất càng lớn thì giá thành càng
cao. Vì vậy, lắp đặt điều hòa công suất lớn hơn công suất cần thiết sẽ gây lãng
phí chi phí mua máy. Còn khi sử dụng điều hòa có công suất “quá nhỏ” so với diện
tích phòng sẽ khiến điều hòa phải hoạt động “vượt hạn mức công suất” để có thể
làm lanh cho cả căn phòng. Việc hoạt động quá công suất trong một thời gian dài
cũng là nguyên chính dẫn đến sự cố hỏng hóc và làm giảm tuổi thọ của điều hòa.
2.
Lắp đặt điều hòa ở vị trí quá nóng:
Nhiều người cho rằng lắp điều hòa ở
khu vực nóng nhất phòng (phần tường thường xuyên có nắng chiếu) sẽ giúp nhanh
chóng giảm nhiệt độ phòng; không khí trong phòng được làm mát nhanh hơn. Nhưng
thực tế không phải như vậy. Đây được coi là sai lầm nghiêm trọng trong lắp đặt
khiến điều hòa vận hành quá tải và hao tốn điện hơn bình thường.
Thay vào đó, nên lắp đặt điều hòa ở
những vị trí mát mẻ, thoáng đãng (có thể ở trung tâm phòng hoặc phần tường
không có nắng chiếu). Khi đó, điều hòa sẽ từ từ vận hành và làm mát các vị trí
trong phòng.
3.
Lắp đặt cả dàn nóng và dàn lạnh chung
cho 1 phòng
Đây là sai lầm nghiêm trọng khi lắp đặt
điều hòa khi lắp đặt dàn nóng và dàn lạnh chung 1 không gian. Điều hòa hoạt động
theo nguyên lý tuần hoàn: không khí trong phòng qua dàn lạnh và ống dẫn tỏa nhiệt
ra ngoài, ngược lại, môi chất lạnh theo đường ống dẫn tới dàn lạnh để làm lạnh
phòng tới mức nhiệt đã được cài đặt.
Cục nóng điều hòa bắt buộc phải được
lắp ở bên ngoài, có nhiệm vụ đẩy khí nóng ra ngoài. Còn cục lạnh phải được đặt
trong phòng để tỏa khí mát làm mát phòng. Trường hợp lắp cả cục nóng và cục lạnh
trong cùng 1 phòng sẽ dẫn tới tình trạng: khi mới bật điều hòa, nơi có cục lạnh
sẽ tỏa ra khí mát, nơi có cục nóng sẽ thổi ra hơi nóng. Nhưng chỉ cần bật điều
hòa nửa tiếng, cả căn phòng ngập tràn khí nóng. Bởi lúc này, hoạt động của cục
lạnh sẽ tạo ra “không đủ” lượng khí để trung hòa với lượng khí nóng, nên sẽ
nhanh chóng làm nóng cả căn phòng.
Trường hợp lắp đặt này còn khiến cho
điều hòa phải hoạt động hết công suất, tiền điện vì thế cũng tăng vùn vụt, máy
điều hòa cũng nhanh hỏng hóc, bảo trì hơn.
4.
Lắp điều hòa chung cho 2 phòng:
Trường hợp này khá phổ biến trên thực
tế. Vì nhiều người nghĩ, với phòng có diện tích nhỏ, nếu lắp 1 điều hòa cho 2
phòng (đặt giữa 2 phòng) sẽ tiết kiệm được tiền mua máy, công lắp đặt cũng như
tiền điện hàng tháng. Song, hiệu quả thực tế lại không phải như vậy?
Theo những chuyên gia giàu kinh nghiệm
trong lĩnh vực điều hòa cho biết, điều hòa nên được lắp ở vị trí chính giữa
phòng để thổi khí lạnh ra toàn bộ căn phòng, nhờ đó căn phòng được làm mát một
cách nhanh nhất. Còn khi lắp 1 điều hòa chung cho cả 2 phòng, quá trình làm mát
sẽ chậm hơn, tiêu tốn nhiều điện năng hơn. Tại sao lại như vậy?
Cục lạnh của điều hòa được thiết kế
theo dạng cánh quạt để thổi luồng khí mát từ dàn lạnh ra bên ngoài. Khi lắp điều
hòa ở giữa 2 phòng, vô hình chung phần gió từ cánh quạt sẽ bị cản bởi bức tường
ngăn cách 2 phòng, dẫn đến lãng phí luồng gió lạnh, gây hao tốn thêm điện năng.
Hơn thế, khi lắp đặt điều hòa chung cho 2 phòng, dù muốn hay không khi bật điều
hòa, máy vẫn phải hoạt động hết công suất để làm mát cả 2 phòng, gây lãng phí
tiền điện.
5.
Lắp điều hòa quá cũ:
Lắp đặt điều hòa cũ là một giải pháp
được nhiều người sử dụng để giảm bớt chi phí. Thế nhưng, thực tế lại không phải
như vậy. Việc lắp đặt điều hòa quá cũ sẽ khiến cho tiền điện cao hơn rất nhiều
lần do hiệu suất làm mát của máy cũ không cao, động cơ yếu. Thêm nữa, máy cũ
khi sử dụng trong thời gian dài cũng dễ có nguy cơ bị hỏng hóc. Chính vì thế,
khi sử dụng điều hòa cũ, bạn nên cân nhắc trường hợp sẽ mất khoản “kha khá” cho
phí bảo trì.
6.
Sử dụng khung, giá đỡ dàn nóng kém chất
lượng
Dàn nóng là một bộ phận quan trọng của
1 hệ thống điều hòa. Hệ thống điều hòa có vận hành trơn tru hay không là do sự
phối hợp giữa dàn nóng và dàn lạnh và bộ phận cấu thành khác. Việc lắp đặt dàn
nóng cẩn thận là rất quan trọng. Khi sử dụng khung, giá đỡ dàn nóng kém chất lượng,
khiến cục nóng dễ bị rung lắc trong quá trình hoạt động làm nó mau hỏng.
7.
Lắp đặt dàn nóng vị trí quá gần nhau
Dàn nóng khi hoạt động sẽ tỏa ra rất
nhiều nhiệt. Khi được đặt quá gần nhau, nhiệt độ quanh dàn nóng sẽ cao hơn rất
nhiều, khiến điện năng tiêu tốn hơn, tuổi thọ của dàn nóng cũng rút ngắn đi.
8.
Lắp đặt dàn nóng nơi có nhiều bụi
Không nên lắp đặt dàn nóng máy lạnh ở
khu vực nhiều khói bụi. Khói bụi bám vào sẽ khiến bạn phải vệ sinh máy nhiều lần
và hoạt động của máy lạnh bị ảnh hưởng nhiều hơn.
9.
Vị trí lắp đặt dàn lạnh thổi thẳng
vào cơ thể
Vị trí lắp dàn lạnh không hợp lý (đầu giường, cạnh giường ngủ, trên đầu ghế sofa phòng khách...) khiến dàn lạnh thổi trực tiếp vào cơ thể ảnh hưởng đến sức khỏe, làm cơ thể dễ bị mệt mỏi, thường có cảm giác đau họng sau khi ngủ dậy...
Trên đây là chia sẻ của chuyên gia
Sen Việt khi lắp đặt điều hòa. Dù lắp ở vị trí nào đi nữa thì bạn cũng nên chọn
vị trí có tính thẩm mỹ và thuận tiện cho việc vệ sinh máy cũng như có thể nạp thêm
gas sau này. Quý khách quan tâm lắp đặt tư vấn điều hòa, hãy liên hệ ngay với
chúng tôi để được tư vấn, thiết kế và báo giá chi tiết!
0 nhận xét: